Các lỗi cần tránh khi SEO website !
(Thegioiseo) - SEO hiện đại là một trò chơi khá nguy hiểm. Trong quá khứ, Google thường không phạt một trang web mắc lỗi. Nhưng bây giờ, Google chẳng hề “day dứt” khi áp dụng các hình phạt, từ giảm xếp hạng tự động đến xóa bỏ hoàn toàn trong kết quả truy vấn. Có thể chỉ trong 1 ngày từ một trang web thành công bạn sẽ bị “phá sản”. Nếu mắc một trong 5 lỗi dưới đây bạn sẽ tự đẩy mình vào “chỗ chết”, bởi thế bằng mọi giá hãy tránh xa chúng nhé.
1. Mua liên kết
Trong một thời gian dài, một trong những yếu tố quan trọng trong SEO chính là backlink. Khi bạn có nhiều liên kết hơn thì thứ hạng sẽ tốt hơn. Và thế là một số thủ thuật được tạo ra để tập hợp liên kết. Bạn có thể spam liên kiết trong các bình luận trên mọi blog bạn thấy, tạo hàng tá các blog và kết nối chúng tới trang của mình...tất cả những kỹ thuật này lại có thể bị phạt dưới một số hình thức trong những năm gần đây.
Dĩ nhiên liên kết là quan trọng. Các liên kết từ những trang chất lượng cao tạo thêm mức uy tín đáng kể. Hãy nghĩ về một liên kết như một phiếu bầu lòng tin có trọng lượng. Trang web đang được tin tưởng nhiều thì “trọng lượng” của phiếu bầu càng lớn. Phiếu bầu của một trang web spam chẳng đáng giá trị gì vì nó thực sự có ý nghĩa tiêu cực.
Vậy việc mua liên kết rơi vào trường hợp nào? Còn tùy – nếu bạn mua một liên kết từ một blog chuyên bán liên kết mà blog đó vi phạm một trong những quy định hướng dẫn webmaster của Google, thì sớm hay muộn chúng cũng sẽ bị phạt. Hình phạt ấy sẽ kéo sang bất cứ trang web nào mua liên kết qua blog đó.
Sẽ tồi tệ hơn nếu trang web của bạn liên kết với một trang web như Fiverr hay một công ty SEO mờ ám và mua gói liên kết. Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng có hàng trăm backlinks và thứ hạng sẽ tăng ngay tức thì. Sau đó thì Google sẽ nhận ra rằng tất cả các liên kết đó đến từ một trong những kỹ thuật mũ đen và sẽ phạt bạn vì đã sử dụng chúng.
2. Ẩn văn bản
Có một số cách ẩn văn bản để khiến nó không được hiển thị trên trang web của bạn. Bạn có thể đặt nó vào một Hidden DIV (thẻ DIV ẩn). Bạn có thể làm cho màu phông chữ trùng khớp với màu nền. Bạn có thể làm nó lu mờ với JavaScript. Bạn có thể ẩn nó trong một embeded frame. Bạn có thể sử dụng các yếu tố xác định vị trí để đẩy nó vào phía sau hình ảnh.
Đôi khi một số trong những kỹ thuật này được sử dụng hợp pháp. Plungin bình luận Facebook ẩn văn bản của nó trong một khung frame. Ẩn văn bản sau một hình ảnh khi văn bản đó là một thông tin miêu tả hình ảnh, là cách để tăng thêm sự tiếp tiếp cận dành cho những độc giả có thị lực yếu. Ẩn văn bản trong một thẻ DIV là cách khiến cho plugin bình luận Facebook hiển thị trong SEO.
Mặt khác, việc ẩn văn bản từ khóa trước độc giả trong khi lại hiển thị nó trong công cụ tìm kiếm là một kỹ thuật mũ đen. Khi thấy văn bản bị ẩn trên trang web của bạn, thì Googel sẽ phán quyết dựa trên chủ ý và mục đích của văn bản đó. Nếu bạn đang sử dụng cho mục đích hợp pháp – như làm cho các bình luận trên Facebook hiển thị - thì không sao. Còn nếu bạn sử dụng để spam từ khóa hay vì lợi ích SEO mờ ám khác thì bạn sẽ bị cáo buộc với một hình phạt.
3. Spam từ khóa
Trong một thời gian dài, từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO. Nếu bạn muốn có một thứ hạng trong kết quả tìm kiếm, thì bạn cần có các từ khóa truy vấn cụ thể mà bạn muốn được xếp hạng. Bạn cần phải tính toán kỹ lượng để tạo sự cân đối hợp lý; quá nhiều từ khóa sẽ khiến bạn mang mác của một spammer và làm tổn hại SEO của bạn. Quá ít thì bạn sẽ không được xếp hạng từ khóa đó. Đây là sự tính toán mật độ từ khóa - nên lựa chọn bao nhiêu lần sử dụng một từ khóa trong một đoạn bài viết được đưa ra.
Vấn đề về mật độ từ khóa nằm ở chính bản thân các từ khóa. Nếu bạn chỉ tập trung vào các từ khóa dài (long tail) thay vì tập trung vào các từ khóa chính thì sẽ gây khó khăn để vietes một đoạn nội dung khi muốn sử dụng từ khóa dài một vài lần. Từ khóa “widget” rất dễ được sử dụng 10 lần trong một đoạn nội dung, trong khi từ khóa “blue widgets in Ontario Canada” thì sẽ khó sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn chú trọng quá nhiều vào mật độ từ khóa thì bạn cũng sẽ buộc phải sử dụng các từ khóa dài một vài lần, điều này khiến cho đoạn nội dung của bạn nghe có vẻ không tự nhiên lắm.
Những năm gần đây, Google đã giảm tầm quan trọng của mật độ từ khóa. Việc tính toán giá trị khá quan trọng đối với kết quả tìm kiếm. Mật độ từ khóa quá cao, đặc biệt với một từ khóa dài, sẽ khiến nội dung khó đọc và ít giá trị hơn.
Ngày nay, bạn thực sự chỉ cần sử dụng một từ khóa một hoặc hai lần trong một văn bản, một lần trong tiêu đề và một lần sử dụng trong meta tag tiêu đề. Không cần thiết phải lặp lại nhiều hơn. Từ khóa khiến cho Google dễ dàng lấy được và phân loại nội dung của bạn, bởi thế bạn chẳng cần sử dụng từ khóa trong nhiều lần để đạt thứ hạng.
Tập trung quá nhiều vào mật độ từ khóa dẫn đến tình trạng spam từ khóa và spam từ khóa là kỹ thuật mũ đen sẽ kiến trang web của bạn nhanh chóng bị phạt. Hãy tập trung vào giá trị cho người đọc chứ không phải mật độ từ khóa cho công cụ tìm kiếm. Google sẽ làm nốt những việc còn lại.
4. Xào sáo nội dung (Spinning Content)
Google hiện đại là tập trung tất cả vào nội dung, bởi vậy cách nhanh nhất để tạo ra nội dung là gì? Một cách thông dụng là tìm những bài viết khác và xào sáo chúng – điển hình sử dụng một phần mềm đảo bài viết (article spinner software) – như vậy chúng sẽ khác biệt. Việc này có thể có tác dụng ngắn hạn, về lâu dài Google đủ thông minh để nhận biết kỹ thuật này.
Xào sáo nội dung là cách thay đổi các từ và cụm từ trong bài gốc thành các từ và cụm từ khác có nghĩa tương đương. Thật lý tưởng vì nó sẽ không làm mất nghĩa trong khi thay đổi các từ. Đối với người đọc, thì các bài viết trông sẽ hoàn toàn khác nhau mặc dù chúng nói cùng một vấn đề. Thật không may, phầm mềm đảo nội dung không đủ tinh vi để thể hiện các sắc thái trong lựa chọn từ. Hai từ đồng nghĩa có thể có nghĩa biểu cảm rất khác nhau, thực hiện xáo sào một bài viết giống như trò tàu lượn cảm xúc rất bất định, trong khi bài viết gốc thì có giọng văn tuyệt hơn rất nhiều.
Google đấu tranh với kỹ thuật này bằng cách làm từ điển các từ và cụm từ bị đảo trộn. Rất nhiều trong số các từ và cụm từ đó có các từ và cụm từ tương đương trong con mắt theo dõi của công cụ tìm kiếm. Hai bài viết được xào sáo có thể trông khác nhau đối với người đọc nhưng với Google thì chúng rõ ràng là xào sáo lẫn nhau. Hình phạt được áp dụng ngay tức thì.
5. Mã code bị lỗi
So với những lỗi đã được nhắc trong bài thì lỗi này đơn giản. Mã code bị lỗi chưa bao giờ là một thủ thuật hợp pháp, nó không bao giờ được Google khuyến khích sử dụng và nó cũng không bao giờ được sử dụng cho các mục đích bất chính. Nó chỉ là một dạng kém chất lượng. Những mã code kém chất lượng sẽ khiến Google không index trang của bạn hoặc nếu có thì cũng không index hoàn toàn và sẽ phạt bạn vì mắc lỗi code kém chất lượng.
Mã code bị lỗi có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhưng một thiết kế trang web chắc chắn nên hạn chế hều hết các hình thức này. Một số dạng bạn cần để ý là:
- Tạo các file robots.txt nghèo nàn khiến toàn bị trang của bạn bị block
- Các liên kết cả trong và ngoài đều bị đứt gãy
- Plugins làm tăng đáng kể thời gian tải thông qua các lỗi mã coded
- Các lỗi khiến cho trang web của bạn thể hiện sự không thích hợp trên các browser nhất định.
1. Mua liên kết
Trong một thời gian dài, một trong những yếu tố quan trọng trong SEO chính là backlink. Khi bạn có nhiều liên kết hơn thì thứ hạng sẽ tốt hơn. Và thế là một số thủ thuật được tạo ra để tập hợp liên kết. Bạn có thể spam liên kiết trong các bình luận trên mọi blog bạn thấy, tạo hàng tá các blog và kết nối chúng tới trang của mình...tất cả những kỹ thuật này lại có thể bị phạt dưới một số hình thức trong những năm gần đây.
Dĩ nhiên liên kết là quan trọng. Các liên kết từ những trang chất lượng cao tạo thêm mức uy tín đáng kể. Hãy nghĩ về một liên kết như một phiếu bầu lòng tin có trọng lượng. Trang web đang được tin tưởng nhiều thì “trọng lượng” của phiếu bầu càng lớn. Phiếu bầu của một trang web spam chẳng đáng giá trị gì vì nó thực sự có ý nghĩa tiêu cực.
Vậy việc mua liên kết rơi vào trường hợp nào? Còn tùy – nếu bạn mua một liên kết từ một blog chuyên bán liên kết mà blog đó vi phạm một trong những quy định hướng dẫn webmaster của Google, thì sớm hay muộn chúng cũng sẽ bị phạt. Hình phạt ấy sẽ kéo sang bất cứ trang web nào mua liên kết qua blog đó.
Sẽ tồi tệ hơn nếu trang web của bạn liên kết với một trang web như Fiverr hay một công ty SEO mờ ám và mua gói liên kết. Chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng có hàng trăm backlinks và thứ hạng sẽ tăng ngay tức thì. Sau đó thì Google sẽ nhận ra rằng tất cả các liên kết đó đến từ một trong những kỹ thuật mũ đen và sẽ phạt bạn vì đã sử dụng chúng.
2. Ẩn văn bản
Có một số cách ẩn văn bản để khiến nó không được hiển thị trên trang web của bạn. Bạn có thể đặt nó vào một Hidden DIV (thẻ DIV ẩn). Bạn có thể làm cho màu phông chữ trùng khớp với màu nền. Bạn có thể làm nó lu mờ với JavaScript. Bạn có thể ẩn nó trong một embeded frame. Bạn có thể sử dụng các yếu tố xác định vị trí để đẩy nó vào phía sau hình ảnh.
Đôi khi một số trong những kỹ thuật này được sử dụng hợp pháp. Plungin bình luận Facebook ẩn văn bản của nó trong một khung frame. Ẩn văn bản sau một hình ảnh khi văn bản đó là một thông tin miêu tả hình ảnh, là cách để tăng thêm sự tiếp tiếp cận dành cho những độc giả có thị lực yếu. Ẩn văn bản trong một thẻ DIV là cách khiến cho plugin bình luận Facebook hiển thị trong SEO.
Mặt khác, việc ẩn văn bản từ khóa trước độc giả trong khi lại hiển thị nó trong công cụ tìm kiếm là một kỹ thuật mũ đen. Khi thấy văn bản bị ẩn trên trang web của bạn, thì Googel sẽ phán quyết dựa trên chủ ý và mục đích của văn bản đó. Nếu bạn đang sử dụng cho mục đích hợp pháp – như làm cho các bình luận trên Facebook hiển thị - thì không sao. Còn nếu bạn sử dụng để spam từ khóa hay vì lợi ích SEO mờ ám khác thì bạn sẽ bị cáo buộc với một hình phạt.
3. Spam từ khóa
Trong một thời gian dài, từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất của SEO. Nếu bạn muốn có một thứ hạng trong kết quả tìm kiếm, thì bạn cần có các từ khóa truy vấn cụ thể mà bạn muốn được xếp hạng. Bạn cần phải tính toán kỹ lượng để tạo sự cân đối hợp lý; quá nhiều từ khóa sẽ khiến bạn mang mác của một spammer và làm tổn hại SEO của bạn. Quá ít thì bạn sẽ không được xếp hạng từ khóa đó. Đây là sự tính toán mật độ từ khóa - nên lựa chọn bao nhiêu lần sử dụng một từ khóa trong một đoạn bài viết được đưa ra.
Vấn đề về mật độ từ khóa nằm ở chính bản thân các từ khóa. Nếu bạn chỉ tập trung vào các từ khóa dài (long tail) thay vì tập trung vào các từ khóa chính thì sẽ gây khó khăn để vietes một đoạn nội dung khi muốn sử dụng từ khóa dài một vài lần. Từ khóa “widget” rất dễ được sử dụng 10 lần trong một đoạn nội dung, trong khi từ khóa “blue widgets in Ontario Canada” thì sẽ khó sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn chú trọng quá nhiều vào mật độ từ khóa thì bạn cũng sẽ buộc phải sử dụng các từ khóa dài một vài lần, điều này khiến cho đoạn nội dung của bạn nghe có vẻ không tự nhiên lắm.
Những năm gần đây, Google đã giảm tầm quan trọng của mật độ từ khóa. Việc tính toán giá trị khá quan trọng đối với kết quả tìm kiếm. Mật độ từ khóa quá cao, đặc biệt với một từ khóa dài, sẽ khiến nội dung khó đọc và ít giá trị hơn.
Ngày nay, bạn thực sự chỉ cần sử dụng một từ khóa một hoặc hai lần trong một văn bản, một lần trong tiêu đề và một lần sử dụng trong meta tag tiêu đề. Không cần thiết phải lặp lại nhiều hơn. Từ khóa khiến cho Google dễ dàng lấy được và phân loại nội dung của bạn, bởi thế bạn chẳng cần sử dụng từ khóa trong nhiều lần để đạt thứ hạng.
Tập trung quá nhiều vào mật độ từ khóa dẫn đến tình trạng spam từ khóa và spam từ khóa là kỹ thuật mũ đen sẽ kiến trang web của bạn nhanh chóng bị phạt. Hãy tập trung vào giá trị cho người đọc chứ không phải mật độ từ khóa cho công cụ tìm kiếm. Google sẽ làm nốt những việc còn lại.
4. Xào sáo nội dung (Spinning Content)
Google hiện đại là tập trung tất cả vào nội dung, bởi vậy cách nhanh nhất để tạo ra nội dung là gì? Một cách thông dụng là tìm những bài viết khác và xào sáo chúng – điển hình sử dụng một phần mềm đảo bài viết (article spinner software) – như vậy chúng sẽ khác biệt. Việc này có thể có tác dụng ngắn hạn, về lâu dài Google đủ thông minh để nhận biết kỹ thuật này.
Xào sáo nội dung là cách thay đổi các từ và cụm từ trong bài gốc thành các từ và cụm từ khác có nghĩa tương đương. Thật lý tưởng vì nó sẽ không làm mất nghĩa trong khi thay đổi các từ. Đối với người đọc, thì các bài viết trông sẽ hoàn toàn khác nhau mặc dù chúng nói cùng một vấn đề. Thật không may, phầm mềm đảo nội dung không đủ tinh vi để thể hiện các sắc thái trong lựa chọn từ. Hai từ đồng nghĩa có thể có nghĩa biểu cảm rất khác nhau, thực hiện xáo sào một bài viết giống như trò tàu lượn cảm xúc rất bất định, trong khi bài viết gốc thì có giọng văn tuyệt hơn rất nhiều.
Google đấu tranh với kỹ thuật này bằng cách làm từ điển các từ và cụm từ bị đảo trộn. Rất nhiều trong số các từ và cụm từ đó có các từ và cụm từ tương đương trong con mắt theo dõi của công cụ tìm kiếm. Hai bài viết được xào sáo có thể trông khác nhau đối với người đọc nhưng với Google thì chúng rõ ràng là xào sáo lẫn nhau. Hình phạt được áp dụng ngay tức thì.
5. Mã code bị lỗi
So với những lỗi đã được nhắc trong bài thì lỗi này đơn giản. Mã code bị lỗi chưa bao giờ là một thủ thuật hợp pháp, nó không bao giờ được Google khuyến khích sử dụng và nó cũng không bao giờ được sử dụng cho các mục đích bất chính. Nó chỉ là một dạng kém chất lượng. Những mã code kém chất lượng sẽ khiến Google không index trang của bạn hoặc nếu có thì cũng không index hoàn toàn và sẽ phạt bạn vì mắc lỗi code kém chất lượng.
Mã code bị lỗi có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức, nhưng một thiết kế trang web chắc chắn nên hạn chế hều hết các hình thức này. Một số dạng bạn cần để ý là:
- Tạo các file robots.txt nghèo nàn khiến toàn bị trang của bạn bị block
- Các liên kết cả trong và ngoài đều bị đứt gãy
- Plugins làm tăng đáng kể thời gian tải thông qua các lỗi mã coded
- Các lỗi khiến cho trang web của bạn thể hiện sự không thích hợp trên các browser nhất định.
Nguồn www.thegioiseo.com
Nhận xét
Đăng nhận xét